Kết cấu móng nhà xây dựng dân dụng hiện nay

Như các bạn đã biết móng nhà của công trình giống như những chân đế với kích thước và hình dạng khác nhau tuỳ theo tính chất của khu đất và tuỳ thuộc vào độ cao, tải trọng của công trình bên trên.

Khi công trình nằm trên khu đất mềm hoặc khi công trình có một độ cao nhất định thì nền móng phải có hình dạng to ngang và sâu. Do để phần diện tích tiếp xúc với đất được nhiều, dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

Kết cấu móng nhà

Cấu tạo móng nhà gồm: 

+) Bản móng hay đài móng hình chữ nhật, có độ dốc vừa phải để khi thi công không làm tuột bê tông. Trên bản móng thường có gờ giúp tăng độ cứng cho móng.

+) Giằng móng (hay đá kiềng) là đà liên kết ngang giũa các móng. Giằng móng đặt tại cao độ nền công trình với 2 chức năng: đỡ tường ngăn và chống độ lún lệch giữa các móng, nếu đà giằng móng dùng để liên kết chống lún lệch thì móng phải có kích thước đảm bảo nhận được vai trò này.

+) Chiều cao cổ móng được thiết kế để có thể đảm bảo độ sâu chôn móng trong đất, đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống cấp thoát nước, hầm hố ga và để móng có chiều sâu đặt trên nền đất tốt bên dưới, chiêu sâu này còn được xem xét đến ảnh hưởng của vị trí mực nước ngầm.

Chiều sâu chôn móng góp phần gia tăng khả nang chịu tải và ổn định của nền đất, trường hợp nhà có tầng hầm chiêu cao được quy đổi theo công thức tính chuẩn.

Những lưu ý quan trọng khi làm móng nhà khung thép:

Nền đất đắp để tôn nền được thi công kĩ lưỡng thì chiêu cao này được kể thêm chiều cao đất đắp.

Đáy móng được cấu tạo gồm một lớp bê tông lót, thường là bê tông đá 4×6 mác 100 để làm sạch đáy hố móng, có tác dụng như một ván khuôn để đổ bê tông, giữ không để chảy, mất xi măng thấm vào đất.

Cốt thép đặt trong móng phải được kê cao 2÷3cm để bê tông có thể bảo vệ tốt lớp thép này, đường kinh cốt thép nền dùng Ø12 trở lên.

2. Các loại kết cấu móng nhà xây dựng phổ biến hiện nay:

Để có một biện pháp thi công móng phù hợp thì đơn vị thi công cần có kinh nghiệm, am hiểu về tất cả các loại móng để có thể lựa chọn biện pháp phù hợp nhất. Thi công móng không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng mà nó còn ảnh hưởng đến vấn đề chi phí. Sau đây SANBETONG xin giới thiệu qua mọi người một số loại móng phổ biến nhất hiện nay.

2.1 Móng băng

Thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.

móng đơn e1577501970919

móng đơn

Có 2 loại móng băng :

  • Móng băng 1 phương
  • Móng băng 2 phương

Móng đơn

Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu.

Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn. Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng.

móng đơn e1577501970919

móng đơn

Các loại móng đơn:

  • Móng độc lập
  • Móng cột
  • Móng trụ
  • Đế cột

Móng bè

Trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.

mong be e1577502002412

Móng bè

Các loại móng bè:

  • Móng bè phẳng
  • Móng bè nấm
  • Móng bè có gân
  • Móng bè dạng hộp

Móng cọc

Là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng.

Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.

mong coc be tong cot e1577502019815

Móng cọc

Các loại móng cọc :

  • Móng cọc đài cao
  • Móng cọc đài thấp

 Như vậy trên là tổng hợp các loại móng nhà thường được ứng dụng trong ngành xây dựng hiện nay. Các bạn cần hỗ trợ gì thì cứ liên hệ với chúng tôi- SANBETONG.VN luôn đồng hành cùng các bạn trên mọi nẻo đường.

Rate this post