Sàn bê tông nhẹ bóng nhựa Bubble Deck

Sàn bê tông nhẹ bóng nhựa BubbleDeck là một công nghệ thi công sàn bê tông cốt thép mang tính cách mạng trong xây dựng. Sàn bê tông nhẹ sử dụng những quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn. Làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp lên khoảng 50%.

Những ưu điểm của sàn bê tông nhẹ bóng nhựa Bubble Deck

– Cắt giảm chi phí và thời gian thi công do công tác ván khuôn, cốt thép rất đơn giản

–  Khối lượng sàn nhẹ nhưng chịu được lực lớn, tính vượt nhịp cao.

–  Linh hoạt trong thiết kế và thi công, đảm bảo tính mỹ quan cho công trình. Do công trình không dầm, giảm bớt được cột trong công trình do vượt nhịp lớn, bố trí hệ cột linh động hơn. Tường xây được bất kì vị trí nào mà không cần dầm đỡ.

Sàn bê tông bóng nhựa được sử dụng trong thi công xây dựng hiện đại

Sàn bê tông nhẹ bóng nhựa được sử dụng trong thi công xây dựng hiện đại

–  Chiều cao thông thủy lớn do không cần làm dầm.

– Cách âm cách nhiệt tốt, do cấu trúc sàn rỗng.

– Sử dụng thép lưới hàn cường độ cao, do đó công nghiệp hóa trong gia công cốt thép.

– Làm việc theo hai phương, phù hợp với tất cả hình dạng mặt sàn, phạm vi ứng dụng sàn không giới hạn. Từ nhà ở dân dụng, cho tới nhà xưởng, công nghiệp villa, khách sạn, cao ốc, trường học, cho đến bãi đậu xe đều đáp ứng tốt.

– Khi sử dụng kết cấu sàn bê tông nhẹ bóng nhựa cốt thép sàn rỗng này tiết kiệm được 20-25% chi phí giá thành.

Sàn bê tông bóng nhựa làm giảm trải trọng công trình xây dựng

Sàn bê tông bóng nhựa làm giảm trải trọng công trình xây dựng

Có thể bạn cần>>> Giá Sàn bê tông nhẹ Xuân Mai

Sàn bê tông nhẹ bóng nhựa Bubble Deck có những nhược điểm sau:

 Đẩy nổi:

– Trong quá trình đổ bê tông bê tông nhẹ bóng nhựa, nếu không kiểm soát chất lượng cốp pha gỗ, số lượng nếu có thể gây ra hiện tượng xô lệch bóng hoặc đẩy nổi tấm sàn. Điều này khiến chiều dầy sàn tăng hơn so với thiết kế, lớp bảo vệ bê tông đỉnh quả bóng mỏng và ít nhiều ảnh hưởng đến sự làm việc của kết cấu.

Khắc phục:Kiểm soát kỹ chất lượng cốp pha gỗ, số lượng và quy cách của ty neo theo đúng TCCS 002:2011 và bản vẽ. Như vậy sẽ hạn chế được nhược điểm này.

– Nếu trong quá trình đổ bê tông mới phát hiện ra thì chọc thủng bóng sau đó nhồi bê tông vào rồi đầm chặt hoặc sau khi bê tông đông cứng nhồi bê tông sau cũng được.

Rỗ đáy:

– Ở một vài công trình mới sử dụng BubbleDeck xuất hiện hiện tượng này, khi tháo ván khuôn sẽ có 1 vài vị trí nhìn thấy đáy quả bóng – gọi hiện tượng này là rỗ ( trong quá trình đổ bê tông đã bỏ bước đầm hoặc đầm dối ). Gây thẩm mỹ không tốt và ảnh hưởng chút ít đến chất lượng sàn.Khắc phục:

+ Chọn độ sụt bê tông khoảng 16±2 là phù hợp, trong quá trình đầm bê tông phải giám sát công nhân đầm đúng kỹ thuật và mật độ đầm theo TCCS 002:2011.

Sàn bê tông nhựa dễ gây rỗng đáy

Sàn bê tông nhẹ bóng nhựa dễ gây rỗng đáy

Xem thêm>>> So sánh điểm khác biệt của 2 loại bê tông nhẹ chưng áp và bọt khí

+ Sau khi tháo dỡ cốp pha nếu trên bề mặt bê tông xuất hiện các vết rỗ, lỗ hổng thì phải đục hết phần bê tông yếu và các hạt cá biệt của cốt liệu nhô lên. Sau đó rửa sạch toàn bộ bề mặt vết rỗ bằng nước áp lực và lấp đầy vữa bê tông mới vào. Hỗn hợp bê tông để lấp đầy có cùng mác với bê tông cũ nhưng cốt liệu nhỏ hơn. Vữa bê tông lấp đầy phải được đầm chặt, miết cẩn thận.

+ Khi xuất hiện trên bề mặt bê tông có các lỗ hổng, các vết rỗ lớn hoặc bê tông bên trong kết cấu không đông đặc làm giảm khả năng chịu lực của tiết diện và khả năng chống thấm của bê tông, đặc biệt là đối với các kết cấu bê tông cốt thép quan trọng cần phải xử lý bằng biện pháp phun vữa.

Có thể bạn cần>>> Sàn bê tông nhẹ Xuân Mai

Sàn bê tông nhẹ bóng nhựa dễ bị  nứt đáy sàn

– Ở 1 số công trình xảy ra hiện tượng này.

– Nứt bê tông là hiện tượng thường gặp trong công trình xây dựng trong cuộc sống. Các vết nứt trong bê tông có thể phát triển từ nhiều nguyên nhân, mà bản chất là khả năng chịu uốn kém của bê tông. Các vết nứt trông thấy được thường gặp khi ứng suất uốn lớn hơn khả năng (cường độ) bền uốn của bê tông.

– Các vết nứt xảy ra trước khi bê tông đóng rắn, chủ yếu do sa lắng, các dịch chuyển trong lúc thi công, bay hơi nước thường được gọi là nứt dẻo. Nứt dẻo có thể được hạn chế phần lớn thông qua việc chú trọng nhiều hơn vào thiết kế cấp phối, quá trình đổ bê tông, dưỡng hộ. Các vết nứt xảy ra sau khi bê tông đóng rắn có thể do nhiều nguyên nhân. Các vết nứt có thể do tác động cơ học, chênh lệch độ ẩm và nhiệt, phản ứng hoá học của các thành phần vật liệu xung khắc ( ví dụ phản ứng kiềm – cốt liệu ) hay do tác động môi trường.

– Trong khi các hiện tượng nứt thường được quan sát trên các cấu trúc bê tông nên rất cần phải hiểu rằng mọi vết nứt có thể có từ các nguyên nhân khác nhau. Có tác động khác nhau đến các tính năng bền lâu. Có thể từ khâu thiết kế, quá trình vận hành (sử dụng), điều kiện khí hậu, môi trường liên quan đến kết cấu. Do vậy hiện tượng nứt cần phải được phát hiện sớm để xử lý.

– Nứt cấu kiện BTCT là hiện tượng bình thường. Cấu kiện BTCT có thể bị nứt ở cấp tải trọng nhỏ hơn tải trọng tiêu chuẩn. Trong một số trường hợp có thể bị nứt do co ngót ngay trước khi chịu tải. Hiện tượng nứt do uốn thường khó tránh được, song lại tạo điều kiện cho cốt thép chịu kéo làm việc hiệu quả. Điều quan trọng là bề rộng khe nứt phải nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn hay quy phạm thiết kế áp dụng. Giới hạn về bề rộng khe nứt của tiêu chuẩn TCVN 5574: 1991 chủ yếu tập trung vào vấn đề ăn mòn kết cấu.

– Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574: 1991 quy định đối với kết cấu/cấu kiện bình thường sử dụng thép cường độ cao. Đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 3mm, làm việc ở nơi che phủ, bề rộng khe nứt lớn nhất nhỏ hơn 0.15mm.

* Khắc phục:

Sàn bê tông nhẹ bóng nhựa nứt gây nhiều lo âu cho người sử dụng, đặc  biệt là những người chưa am hiểu về hiện tượng có ngót bê tông. Họ nghĩ  rằng kết cấu có vết nứt có nghĩa là liên quan đến sự mất an toàn , nguy hiểm trong khi sử dụng. Thực chất không phải vậy, các vết nứt do co ngót hoàn toàn có thể sửa chữa được và vị trí sửa chữa có chất lượng tốt hơn những vị trí bê tông thường.

– Hiện tại trên thế giới việc sửa chữa các vết nứt bê tông do co ngót. Không còn cách nào hơn là bơm keo epoxy được chế tạo theo tiêu chuẩn ASTM C 881 vào trong vết nứt. Tác dụng của epoxy là dán 2 bề mặt vết nứt với  nhau, tăng cường khả năng chịu lực. Chống ăn mòn cho kết cấu bê tông cốt thép thậm chí có thể ngăn chặn sự rò rỉ nước.

Sàn bê tông nhẹ bóng nhựa, hiện nay đã được sử dụng rộng rãi trong xây dung, bạn cần liên hệ hỗ trợ đường dây nóng : 0981.111.698

Liên hệ tư vấn và thi công Sàn bê tông nhẹ – Nhà khung thép
Công ty TNHH Xây dựng Panel Thành Đô

Phòng 602, Số 1 Ngõ 329 – Cầu Giấy – Hà Nội
Hotline: Mr Đô: 0981.111.698 – 0989.535.790
Email: thanhdopanen@gmail.com
Fanpage: facebook.com/nhakhungthepdep
                 facebook.com/sanbetongnhegiare
Rate this post